Thử tưởng tượng, nếu não bộ giúp bạn có thể làm chủ khả năng siêu phàm ấy, hẳn bạn sẽ dễ dàng thành công trong cuộc sống, trở thành “ông vua” trong “vương quốc” của bản thân.
Với sự phát triển của khoa học cùng nhiều công trình nghiên cứu chuyên sâu, cuối cùng, chúng ta đã có thể tới rất gần với ngưỡng sở hữu khả năng ấy…
Từ phát hiện tình cờ về “nơron gương”
Năm 1996, trong khi khảo sát não bộ khỉ Macaque, ba nhà khoa học đã tình cờ phát hiện ra một cụm tế bào thần kinh ở vỏ não con vật, chịu trách nhiệm cho phản ứng với các kế hoạch hành vi.
Ngạc nhiên hơn, bộ phận này không chỉ hoạt động khi con khỉ Macaque làm việc gì đó mà còn hoạt động ngay cả khi nó nhìn thấy một cử chỉ, dù là nhỏ nhất của con khỉ khác. Chính bởi khả năng phản ứng đặc biệt khi bị kích thích bởi hành động của cá thể khác, các chuyên gia đã đặt tên cho cụm tế bào thần kinh ấy là “nơron gương”.
Nghiên cứu về não bộ khỉ Macaque đã mở ra trang mới cho sự phát triển của khoa học "đọc suy nghĩ".
Sau đó, các “nơron gương” cũng đã được chứng minh là tồn tại ở con người. Các nhà khoa học thậm chí còn khẳng định được rằng, nơron dạng này sở hữu khả năng phản ứng tốt với cảm giác, hành vi, cảm xúc.
Marco Iacoboni - nhà thần kinh học thuộc ĐH California cho rằng: “Nơron gương cho thấy cách chúng ta giả vờ đóng vai người khác. Nói cách khác, với nơron gương, chúng ta đơn giản là đọc được tâm trí người khác”.
Các nơron gương là mấu chốt của siêu khả năng ẩn giấu.
Từ sự phát hiện của “nơron gương”, các chuyên gia bắt đầu hình thành 2 hệ lý thuyết với mong muốn lĩnh hội được khả năng đọc tâm trí người khác: lý thuyết lý thuyết và lý thuyết mô phỏng.
Lý thuyết lý thuyết mô tả khả năng cảm nhận tâm trí người khác của chúng ta, hình thành trong quá trình học tập và phát triển. Não sẽ thu thập dữ liệu từ những hành vi, cử chỉ và phản ứng thông thường của người khác, từ đó giúp ta dự đoán cảm xúc của người đó trong tương lai khi những việc tương tự lặp lại.
Trong khi đó, lý thuyết mô phỏng khẳng định, khả năng đó là sự tiên đoán tự nhiên. Theo Vittorio Gallese - nhà thần kinh học thuộc ĐH Parma (Italia) cho rằng, bản thân khi tiếp xúc với người khác, não và nhất là “nơron gương” đã làm nhiều thứ hơn ta nghĩ.
Khi giao tiếp, não đã tái tạo lại hình ảnh của người đối diện trong não, mô phỏng mọi hoạt động, cảm xúc của họ trong đầu ta. Đó là lý do mà chúng ta có sự cảm thông với những người xung quanh, đơn giản vì não bộ hình như đã biết trước họ sẽ như thế và tái tạo cảm xúc tương tự trong đầu ta.
Dù vậy nhưng khoa học vẫn chỉ dừng ở mức tiếp cận với khả năng ẩn giấu này của con người. Điều quan trọng là dưới đây, chúng ta sẽ cùng tới với những phương pháp “đọc vị” người khác được tiến sĩ David J. Lieberman đề cập trong cuốn “You Can Read Anyone” - tài liệu được FBI, CIA, NSA và các nhà quản lý trong hơn 400 công ty Mỹ sử dụng.
1. Sự kiện mâu thuẫn
Phương pháp đầu tiên có tên “sự kiện mâu thuẫn”. Phương pháp này cho rằng, nếu nghi ngờ ai là kẻ dối trá, hãy kể với họ những gì bạn biết về hành động dối trá rồi thêm thắt một vài chi tiết mà bạn chắc chắn người đó biết là sai.
Chẳng hạn muốn biết một đứa bé có ăn vụng bánh ngọt trong tủ hay không, chỉ cần hỏi nó rằng có phải nó ăn vụng kẹo trong tủ lạnh không? Bạn thừa biết trong đó không có kẹo và nếu đứa trẻ bám vào chi tiết cái kẹo và trả lời rằng “làm gì có kẹo trong tủ chứ!” thì bạn có lý do để nghi ngờ nó. Đơn giản vì thông thường, kẻ gian dối có xu hướng đánh lạc hướng người khác bằng cách bám vào các chi tiết vô lý mà hắn biết chắc.
Một phép thử đơn giản để biết ai là kẻ chuyên ăn vụng trong nhà bếp.
2. Lời khuyên
Phương pháp thứ hai là “lời khuyên”. Nghi ngờ ai đó, hãy hỏi lời khuyên của họ về vấn đề mà bạn đang nghi ngờ. Nếu người đó tự nhiên, vui vẻ bàn luận về câu chuyện thì có lẽ bạn đã nhầm. Nhưng người cố ý che giấu thì khác, họ sẽ có những biểu hiện lạ nếu bị hỏi trúng tim đen và chỉ tinh ý một chút, bạn sẽ "bắt thóp" được điều ấy.
3. Lời khuyên
Hãy hỏi kẻ tình nghi ăn trộm đồ của bạn là "Cậu sẽ làm gì nếu bắt được thằng trộm đồ của tớ?".
Phương pháp thứ ba được gọi là “gây chú ý”. Có thể hình dung cách này qua một ví dụ kinh điển: Khi muốn điều tra ai là kẻ đã bán thông tin nội bộ của công ty cho đối thủ cạnh tranh, hãy cho các đối tượng tình nghi xem khoảng 3,4 cái tên về những đối thủ cạnh tranh, trong đó có kẻ mua thông tin nội bộ của công ty bạn.
Sau đó hãy hỏi các đối tượng nghi vấn xem họ nghĩ ai là thủ phạm để đánh lạc hướng và quan sát. Một cách tiềm thức, kẻ bán thông tin sẽ chú ý lâu hơn ở tên của kẻ hắn đã bán thông tin cho và tinh mắt là bạn đã biết được sự thật ẩn giấu.
Kẻ phản bội chắc chắn sẽ dừng lại nhìn lâu hơn tập hồ sơ có tên kẻ hắn đã bán thông tin cho.
Một cách thức khác cũng được ứng dụng phổ biến là lợi dụng đặc điểm người gian dối là luôn cố tỏ ra mình trong sạch. Đối với vấn đề chỉ có một cách giải quyết duy nhất và ai cũng biết, hãy hỏi đối tượng khả nghi xem họ làm thế nào đối với điều ấy. Phần lớn kẻ dối trá sẽ tìm cách trả lời một cách lòng vòng và không mấy hiệu quả.
5. Biểu lộ
Phương pháp thứ năm được có tên “biểu lộ”. Nó được đề xuất dựa trên căn cứ khoa học rằng, con người có xu hướng loại bỏ mọi mối liên hệ tới việc mình đang che giấu mà không hề biết những hành động nhằm mục đích ấy chỉ khiến họ thêm bị nghi ngờ.
Chẳng hạn, nghi ngờ người thân mình lén hút thuốc, hãy giả vờ đọc báo và nói trước mặt người ấy một cách tình cờ “Thì ra là khi nghiện thuốc lá, người ta thường ít uống nước lắm”. Nếu bỗng từ hôm đó người nghe thường xuyên cố ý uống nước trước mặt bạn thì có lẽ bạn có thể khẳng định chắc chắn nghi ngờ của mình rồi đấy.
5. Tự tin và áp lực
Phương pháp cuối cùng mà David J. Lieberman đề cập trong cuốn sách của mình, đó là “tự tin và áp lực”. Thông thường, một người không giấu giếm hay làm điều gì sai trái sẽ rất thoải mái, tự tin trong bất cứ hành động nhỏ nhất nào. Thế nhưng, một người gian dối và sợ người khác phát hiện việc làm của mình thì luôn chịu áp lực cực lớn.
Bạn có công nhận những kẻ dối trá hay bất cẩn trong những hành động nhỏ nhất như rót nước không?
Các chuyên gia chứng minh rằng, khi thiếu tự tin, con người rất chú ý tới bản thân mình, ngay cả với những việc đơn giản như rót nước, kéo ghế ngồi… Những ánh mắt nhìn chăm chú, lấm lét liên tục, hành động chậm, cẩn trọng quá mức cần thiết… đó chính là lời tự tố giác hành vi sai trái của người khác nếu bạn tinh mắt để ý.
Tạm kết: Với khả năng "đọc suy nghĩ" của người khác sẽ giúp chúng ta chủ động hơn trong cuộc sống, tự tin ứng phó và xử lý với mọi tình huống bất ngờ. Tuy nhiên, nếu sử dụng bí kíp quá nhiều, bạn sẽ trở thành một người luôn sống trong sự hoài nghi về người khác. Hãy học cách tin tưởng, đó mới là cái đích phấn đấu thực sự của cuộc sống.
Nếu bạn đang băn khoăn trong việc áp dụng đọc suy nghĩ người khác hay cần xác thực điều đó có đúng hay chưa? Đừng ngần ngại bấm gọi 0908-145-007 (Zalo) để được THÁM TỬ NHẤT PHONG chuyên cung cấp dịch vụ thám tử hỗ trợ tư vấn nhé.
CHIA SẺ