THÁM TỬ NHẤT PHONG luôn có bộ phận thường trực sẵn sàng để hỗ trợ nhu cầu của bạn bất kỳ khi nào bạn phát sinh nhu cầu (24/7 kể cả ngày nghỉ lễ).

THÁM TỬ NHẤT PHONG

Dịch Vụ Thám Tử Điều Tra Ngoại Tình Bảo Mật Cao, Uy Tín 15 Năm, Giá Từ 1 Triệu, Kết Quả Xác Thực. Điều Tra Nhanh, Chính Xác. Phá Án Thần Tốc. Nhân Viên Nhiều Kinh Nghiệm, Chuyên Nghiệp Tiết Kiệm Thời Gian Và Hiệu Quả Cao Nhất Cho Quý Khách Hàng

PHÂN CHIA TÀI SẢN CHUNG SAU LY HÔN ĐƯỢC TIẾN HÀNH THẾ NÀO?

Lượt xem300Ngày cập nhật2023-06-13Ngày viết2023-06-06
CHIA SẺ
FACEBOOK SHARE
TWITTER SHARE
PINTEREST SHARE
LINKEDIN SHARE
LINKEDIN SHARE
EMAIL SHARE
SHARE OR COPY

Phân chia tài sản chung sau ly hôn sẽ được tiến hành như thế nào? Pháp luật quy định như thế nào về phân chia tài sản? Đây là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm tìm hiểu.

PHÂN CHIA TÀI SẢN CHUNG SAU LY HÔN ĐƯỢC TIẾN HÀNH THẾ NÀO?

Phân chia tài sản là chủ đề nóng của nhiều vụ ly hôn. Không ít các cuộc tranh chấp tài sản sau hôn nhân xảy ra khiến cho cuộc ly hôn càng thêm căng thẳng leo thang. Ai cũng mong muốn mình nhận được một sự phân chia xác đáng. Quá trình ly hôn cần phải thực hiện dựa trên các quy định của Luật pháp nhà nước Việt Nam. Việc nắm được các thông tin về thủ tục phân chia tài sản sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều. Cùng các chuyên gia tư vấn công ty thám tử Sài Gòn– Nhất Phong đi sâu tìm hiểu vấn đề này.

I. Phân chia tài sản chung sau ly hôn là gì?

I. Phân chia tài sản chung sau ly hôn là gì?

Trong quá trình kết hôn, các cặp vợ chồng sẽ phát sinh các loại tài sản chung do cả hai đóng góp. Những loại tài sản này được cả hai làm ra sau khi kết hôn, dù đóng góp của cả hai có thể khác nhau, nhưng cũng vấn quy về tài sản chung. Về mặt pháp lý, đây là tài sản hợp pháp, được công nhận trong hôn nhân. Cả hai người đều có quyền hưởng thụ tài sản như nhau. Chúng cũng sẽ được phân chia một cách thỏa đáng nếu cả hai tiến hành ly hôn.

Phân chia tài sản là một trong những vấn đề cần được giải quyết giữa vợ và chồng khi ly hôn. Cả hai có thể tự phân chia từ trước và lập các văn bản, giấy tờ đủ khả năng chứng minh để gửi lại cho Tòa án. Đồng thời đảm bảo sẽ không còn xảy ra trong chấp sau khi tự thỏa thuận phân chia. Tòa án sẽ xem xét, đánh giá và chấp nhận hồ sơ nếu đáp ứng đủ theo quy định.

Tuy nhiên, đa số các vụ ly hôn rất dễ xảy ra sự tranh chấp về tài sản. Sự phân chia cảm tính, suy xét trên yếu tố đóng góp khiến vợ chồng không thể thống nhất. Nhiều cặp đôi muốn phân chia theo hình thức người đóng góp nhiều được nhận nhiều, còn người đóng góp ít sẽ nhận được ít tài sản hơn. Tranh chấp tài sản sẽ được Tòa án đứng phân chia đồng thời trong quá trình thụ lý vụ án ly hôn. Thực tế, vấn đề phân chia tài sản chung thường phức tạp và kéo dài. Các loại tài sản khó được làm rõ ràng để đảm bảo sự thỏa mãn cho đôi bên.

Để tránh sự phân chia tài sản cảm tính và thiếu chính xác, Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 đã đưa ra các nguyên tắc phân chia tài sản chung dành cho các cặp vợ chồng đang ly hôn. Những nguyên tắc bằng văn bản pháp luật sẽ tạo tiền đề của Tòa án giải quyết công tâm. Nhờ đó, đương sự được bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của mình. Tòa án sẽ dựa theo văn bản để giải quyết vụ án ly hôn một cách trọn vẹn nhất.

II. Các loại tài sản nào được xem là tài sản chung?

II. Các loại tài sản nào được xem là tài sản chung?

Tài sản trong hôn nhân được phân chia thành 2 loại cơ bản: Tài sản chung và tài sản riêng. Điều 33 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 cũng đã nêu rõ về các loại tài sản chung. Theo đó, các loại tài sản dưới đây được xem là tài sản chung của vợ chồng.

+ Các loại tài sản do vợ và chồng tạo ra sau khi kết hôn.

Quyền sử dụng đất mà vợ/ chồng có được sau kết hôn.

Tài sản mà vợ/ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng chung cho hai người.

Tài sản mà cả hai đã tự thỏa thuận, giao ước là tài sản chung.

Các loại thu nhập hợp pháp trong thời gian kết hôn và chung sống.

Các loại thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, lợi tức, hoa lợi phát sinh từ tài sản riêng.

Các loại tài sản mà vợ/ chồng không thể chứng minh là tài sản riêng.

Tòa án sẽ dựa trên nội dung của điều 33 để xác định nhóm tài sản chung của hai vợ chồng. Từ đó, sự phân chia tài sản chung được tiến hành thỏa đáng trong quá trình xét xử ly hôn.

III. Quy định về phân chia tài sản sau li hôn như thế nào?

III. Quy định về phân chia tài sản sau li hôn như thế nào?

Phân chia tài sản chung sau ly hôn của 2 vợ chồng.

Về nguyên tắc, vợ và chồng có thể tự thỏa thuận phân chia tài sản. Hai bên sẽ tiến hành tự phân chia, sau đó thực hiện một số văn bản, tài liệu chứng thực nhằm tránh tình trạng tranh chấp lại về sau. Nếu có sự tranh chấp không thể giải quyết, cả hai có thể khởi kiện để nhờ đến sự giải quyết từ Tòa án. Theo đó, bạn nên nắm rõ các nguyên tắc, quy định trong luật phân chia để thực hiện sao cho phù hợp.

3.1 Nguyên tắc phân chia tài sản chung của vợ chồng theo thỏa thuận

Chế độ thỏa thuận phân chia tài sản vẫn dựa trên nguyên tắc của pháp luật. Các loại tài sản theo thỏa thuận cần đảm bảo đúng theo điều 47, 48, 49, 50, 59 của Luật Hôn nhân và Gia đình 2014. Sự thỏa thuận này cần được thực hiện trước khi kết hôn. Đồng thời hai bên phải thực hiện công chứng tài liệu thỏa thuận. Chế độ tài sản chung có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký kết hôn. Tòa án sẽ tích cực xem xét tài sản dựa trên thỏa thuận. Sự phân chia tài sản sẽ dựa trên nội dung đã được thỏa thuận trước đó. Các tài sản không được thỏa thuận rõ ràng sẽ được phân chia dựa theo nguyên tắc luật pháp.

3.2 Nguyên tắc phân chia tài sản vợ chồng theo pháp luật

Các quy định phân chia tài sản chung theo quy định pháp luật cần tuân thủ 4 nguyên tắc:

Tôn trọng thỏa thuận của vợ chồng: Phân chia tài sản cần tôn trọng quyền tự quyết của chủ thể. Những thỏa thuận của hai vợ chồng về tài sản chung sẽ được Tòa án lắng nghe. Nói như vậy có nghĩa là cả hai có quyền đồng ý phân chia một phần hoặc toàn bộ khối tài sản.

Bình đẳng về quyền sở hữu: Các chủ thể đều có quyền bình đẳng trong việc thụ hưởng khối tài sản chung và tài sản riêng. Trường hợp không có thỏa thuận phân chia tài sản, chúng sẽ được phân chia theo nguyên tắc bộ phận.

Tài sản chung được trả bằng hiện vật hoặc chia theo giá trị được hưởng: Tòa án sẽ thực hiện phân chia tài sản để không làm mất giá trị sử dụng. Nếu không thể phân chia bằng hiện vật thì sẽ thực hiện cho một bên nhận tài sản với cam kết phải thực hiện nghĩa vụ giá trị khấu trừ tương ứng.

Đảm bảo quyền sở hữu tài sản riêng: Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 đã có những quy định về tài sản riêng của vợ chồng. Các tài sản riêng là khoản còn lại sau khi đã sáp nhập vào tài sản chung.

Bảo vệ quyền lợi hợp pháp: Vợ, con chưa thành niên, con trưởng thành nhưng bị mất năng lực hành vi dân sự, con không có năng lực làm việc, không có tài sản tự nuôi sống bản thân sẽ được bảo vệ quyền và lợi ích minh bạch.

IV. Thủ tục khởi kiện phân chia tài sản chung sau ly hôn

Vợ/ chồng có yêu cầu phân chia tài sản chung thì cần phải nộp đơn đến Tòa án có thẩm quyền. Đơn khởi kiện sẽ được viết theo mẫu số 23. Mẫu đơn này được ban hành kèm theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP.

Về hồ sơ khởi kiện, anh/ chị cần phải chuẩn bị các loại giấy tờ, tài liệu như sau:

Đơn khởi kiện.

Tài liệu chứng cứ.

CMND, căn cước công dân, giấy tờ tùy thân.

Sổ hộ khẩu.

Bản án hoặc quyết định của Tòa án về việc ly hôn.

Tài liệu chứng minh quyền sở hữu và sử dụng tài sản chung của vợ chồng.

Thời gian để Tòa án thụ lý và giải quyết thủ tục khởi kiện ly hôn kéo dài khoảng 4 đến 6 tháng. Nếu vụ án phức tạp thì thời gian có thể kéo dài hơn nữa. Vì vậy, chúng ta cần phải chuẩn bị đầy đủ thủ tục để tránh nhầm lẫn mất thời gian.

Trên đây là một số thông tin về vấn đề phân chia tài sản chung sau ly hôn. Nếu bạn còn những vấn đề thắc mắc, hãy liên hệ Hotline/zalo: 0766 258 369. Chuyên gia tình yêu hôn nhân của Công ty Thám tử Nhất Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ tận tâm mọi khách hàng.

Công ty thám tử Nhất Phong:

Email: thamtukhanhphong@gmail.com

FB: https://www.facebook.com/thamtu007

Hotline/zalo/telegram/viber: 0766 258 369

LIÊN HỆ

Để lại thông tin của bạn và chúng tôi tiếp nhận liên hệ tư vấn theo yêu cầu.

sending
+

THÁM TỬ NHẤT PHONG

CALLTELEGRAMZALO
move top